Đá nhân tạo bị trầy xước, xử lý như thế nào?

Có thể nói, trong các loại vật liệu ốp lát, đá nhân tạo có độ cứng rất cao, do đó chúng ít bị trầy xước, tuy nhiên bạn cũng nên cân nhắc đến việc sử dụng sao cho tránh những thiết bị, công cụ, dụng vụ sắt nhọn làm quá trình trầy xước diễn ra thường xuyên và nhanh chóng

1.Đá nhân tạo có dễ dàng bị trầy xước hay không?

Nếu xét về độ cứng, đá nhân tạo Solid surface có độ cứng cao, tuy nhiên so với những dòng đá Granit thì chúng thấp hơn về độ cứng

Do vậy những vết trầy xước có thể xảy ra khi bạn vô tình tác động bởi những vật sắt nhọn, những thiết bị này khiến bề mặt bị tổn hại và gây nên những vết xước không mong muốn, làm giảm đi tính thẩm mỹ khi sử dụng cũng như tạo điều kiện cho vi khuẩn và nước đọng lại

Mặc dù vậy, những mặt đá ít khi sử dụng bạn cũng không cần quá lo lắng về vấn đề này, nhất là trên kệ sách, bàn ghế văn phòng, vật dụng trang trí, ốp tường, làm nội thất phòng khách… Chúng thường hay xảy ra ở những nơi được sử dụng thường xuyên và có nhiều nguy cơ tiếp xúc với những tác nhân gây trầy xước như dao, kéo… điển hình là mặt bếp, bàn đảo, bàn ăn…

2.Cách xử lý đá nhân tạo khi bị trầy xước

Khi bị trầy xước, bạn đừng quá lo lắng, chúng có thể được xử lý nhanh chóng chỉ với việc đánh bóng lại bề mặt đá nhân tạo của bạn

  • Quy trình đánh bóng đá nhân tạo

Bước 1: Vệ sinh mặt đá nhân tạo

Trước khi đánh bóng, bề mặt đá nhân tạo phải được đảm bảo sạch sẽ, không bám bụi để thuận tiện hơn trong quá trình đánh bóng, vì vậy cần vệ sinh trước khi tiến hành thực hiện

Bước 2: Tiến hành chuẩn bị dụng cụ

Dụng cụ chuẩn bị đánh bóng bao gồm:

– Máy đánh bóng với công suất lớn

– Lưỡi đánh bóng, lưỡi mài với độ mịn khác nhau

– Dụng cụ bảo hộ lao động

– Ổ cắm điện

– Máy hút bụi

Bước 3: Tiến hành mài một lớp mỏng

Lắp máy đánh bóng với công suất lớn với lưỡi mài có độ mịn thấp nhất để nhằm mài một lớp mỏng trên bề mặt, lớp mỏng này sẽ có tác dụng loại bỏ hoàn toàn vết trầy xước trên bề mặt đá

Bước 4: Tiến hành đánh bóng

Sau khi mài một lớp mỏng, thợ đánh bóng sẽ thay thế lưỡi mài bằng lưỡi đánh bóng và đánh bóng bề mặt đá, mỗi lần đánh bóng họ thường tăng lưỡi đánh bóng với độ mịn càng cao nhằm giúp bề mặt đá đạt được độ bóng như mong muốn

Bước 5: Vệ sinh lại bề mặt đá nhân tạo

Sau quá trình đánh bóng, bụi đá rất nhiều, do đó cần sử dụng máy hút bụi để tiến hành hút mọi bụi bẩn cần thiết và hoàn thành quá trình đánh bóng

Bài viết hữu ích: Chậu rửa chén đá nhân tạo

Đá nhân tạo nhập khẩu Mỹ khác đá nhân tạo Hàn Quốc như thế nào?

One thought on “Đá nhân tạo bị trầy xước, xử lý như thế nào?

  1. Pingback: Quy trình cắt khắc đá nhân tạo Solid surface - Đá nhân tạo Zero

Comments are closed.